Diễn đàn lớp 12C7 - Tập thể lớp 12c7 niên khóa 2007-2010 - Trường THPT A Hải Hậu

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp 12C7 - Tập thể lớp 12c7 niên khóa 2007-2010 - Trường THPT A Hải Hậu

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá

    Strangerhoahoc
    Strangerhoahoc


    Điểm : 496
    08/07/1992
    Số bài gửi : 308
    Đến từHải Phương-Hải Hậu-Nam Định-Việt Nam

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá Empty Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá

    Bài gửi by Strangerhoahoc Fri Mar 04, 2011 5:34 pm

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá 1299207402_sinh-vien
    Nhiều bạn sinh viên lưỡng lự khi đứng trước hàng thịt (Ảnh minh hoạ)
    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá
    (Gia ca thi truong) - Với số tiền được bố mẹ chu cấp hàng tháng có hạn,nhiều sinh viên (SV) đang học tại Hà Nội không khỏi "méo mặt” trước bài toán chi tiêu trong cơn “bão giá”. Không chỉ bữa cơm hàng ngày phải tằn tiện đến mức tối đa, mà nhiều SV chọn giải pháp quay lại đi xe đạp thay vì xe máy để tiết kiệm tiền xăng.
    Teo tóp bữa cơm sinh viên
    17 giờ, khi buổi học chiều vừa kết thúc, nhiều SV của các trường Đại học (ĐH) Quốc gia, Học viện Báo chí - Tuyên truyền và ĐH Sư Phạm Hà Nội… đổra chợ Xanh (quận Cầu Giấy) mua thức ăn chuẩn bị bữa cơm tối. Dễ thấy,
    khách mua tại các hàng thịt thưa thớt bao nhiêu thì những sạp rau, trứng và những quầy bán đậu phụ lại đông bấy nhiêu.

    Ngọc Anh, SV ĐH Sư phạm Hà Nội vừa chen lấn trên con đường vào chợ vừa tính toán nên mua thức ăn gì? Ngọc Anh chia sẻ: “Giá các mặt hàng từ sau Tết đến giờ vẫn cứ tăng vùn vụt nên đi chợ với em còn áp lực hơn cả giải những bài toán ở trường. Đứng giữa chợ mà không biết mua món gì để đủ số tiền 20.000 đồng mang theo. Em định mua một ít cá khô nhưng không mua nữa vì giá vừa hỏi đã 8.000 đồng/lạng, tăng đến
    3.000 đồng/lạng so với trước kia"
    .

    Theo chân Ngọc Anh gần 20 phút quanh 4-5 quầy bán thịt, nhưng tới đâu cô
    bạn cũng hỏi giá, mặc cả rồi ngần ngại bước đi. Cuối cùng, Ngọc Anh đành mua 3 quả trứng vịt với giá 9.000 đồng, 2 miếng đậu phụ giá 4.000 đồng và 1 mớ rau muống 5.000 đồng cùng 1 quả chanh để cho vào nước chấm.

    Ngọc Anh cho biết: “Lâu rồi tụi em không nghĩ đến chuyện ăn thịt. Hoặc thỉnh thoảng có mua cũng chọn loại thịt lợn ít tiền nhất”. Theo lời Ngọc Anh, "trướcđây giá thịt bò ở mức 14.000 đồng/lạng, giờ đã tăng lên 18.000 đồng/lạng, thịt lợn trước Tết chỉ 6.000 đồng/lạng thì giờ tăng lên 8.000đồng/lạng. Còn rau muống thời điểm này năm ngoái chỉ 3.000 đồng/mớ, bây giờ đúng giá 5.000 đồng/mớ".

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá 1299206660-sinh-vien
    Những bữa cơm chỉ có rau và cá khô với cà muối đang
    phổ biến với nhiều sinh viên. (Ảnh minh hoạ)


    Khang - SV ĐH Thương Mại cũng cho biết: “Năm ngoái chỉ cần 30.000 đồng là mình và đứa em họ trọ cùng phòng có thể mua thịt bò, thịt gà hay cá để cải thiện bữa ăn nhưng giờ với mức giá ấy chỉ đủ ăn trứng, đậu và một chút thịt lợn loại rẻ nhất thôi". Theo lời Khang, bữa ăn chủ yếu của cậu cũng như nhiều người khác trong xóm trọ thường xuyên là đậu và rau.

    Có mặt tại phòng trọ của 3 bạn Chung, Trước và Định - SV trường ĐH Giao
    thông Vận tải, đúng thời điểm mâm cơm tối được dọn ra. Giữa mâm là nồi canh rau cải nấu với ½ gói mỳ tôm và một đĩa trứng rán cùng bát cà muối.
    Trước cười cho biết: “Mấy hôm ăn rau với cá khô chán quá nên hôm nay “bấm bụng” mua thêm trứng vịt. Thêm có 3 quả trứng mà cả ngày cũng mất gần 40.000 đồng. Ngày mai lại phải quay lại món rau –cá khô thôi, chứ ăn trứng mãi cuối tháng lại dễ âm tiền lắm”.

    Bữa cơm trưa của 3 bạn Hóa, Lý và Hạnh, SV Học viện Tài chính ở khu nhà
    trọ đường Đông Ngạc cũng không khá hơn khi chỉ có rau với 6 miếng đậu
    phụ rán. Hóa cho biết: “Gia đình 3 đứa chúng em đềulàm ruộng, nên mỗi tháng chỉ được bố mẹ gửi cho 1 - 1,1 triệu đồng/ người. Sau khi trừ tiền nhà, tiền điện nước và các khoản lặt vặt chỉ còn lại 300.000 đồng/người dành cho ăn uống, nên chủ yếu ăn rau và đậu phụ”.

    Không chỉ có giá của rau xanh và các loại thịt tăng lên, ngay cả giá gạo cũng không đứng yên. Vì thế, mỳ tôm trở thành nguồn lương thực “cứu cánh” cho nhiều SV ngoại tỉnh. Trong căn phòng chưa đầy 10m2, nằm sâu trong phố Đại La, Thảo (SV Đại học kinh tế quốc dân) luôn sẵn sàng 2 hộp
    mỳ tôm ăn liền và một lọ muối vừng. Thảo nói thêm: “Giá gạo loại rẻ nhất cách đây 2 tháng mới 7.000 đồng/kg, giờ tăng lên mức gần 10.000 đồng/kg nên buổi trưa mình chủ yếu ăn mỳ tôm. Nếu mà giá cứ tăng lên nữa, mình sẽ thực hiện phương châm 1 ngày ăn cơm với muối vừng,1 ngày ăn mỳ để tiết kiệm chi tiêu" .

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá 1299206660-bao-gia
    Nhiều sinh viên không còn đi xe máy vì giá xăng tăng. (Ảnh minh hoạ).

    "Đắp chiếu” xe máy vì xăng tăng giá

    Tuấn (SV ĐH Văn Hóa) ở trọ cách trường gần 10km, vì thế ngay từ năm thứ
    nhất gia đình đã giao xe máy để cậu tiện việc đi lại. Nhưng, gần 1 tuần nay Tuấn cho xe máy “nghỉ ngơi” với lý do: giá xăng đã tăng thêm 2.900 đồng/lít. Khoản tiền bố mẹ cho đổ xăng mỗi tháng chỉ 100.000 đồng, giờ cứ đi và về mỗi ngày 20km, mỗi tháng cũng tốn 200.000 đồng tiền xăng, trong khi đó còn bao nhiêu thứ phải chi tiêu nên mình quyết định đi xe buýt.

    Quay lại đi xe đạp còn là lựa chọn của không ít các SV khác khi giá xăng
    tăng. Tùng (SV ĐH Bách Khoa) đã từng có hẳn 2 kỳ học đi xe đạp vì chỗ
    trọ cách trường chưa đầy 2 km. Tới kỳ 2 năm học này, cậu được bố mẹ chiếc xe máy mới toanh. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì với tình
    hình giá xăng tăng lên như hiện tại, Tùng đã tính đến việc sẽ dùng xe đạp đi học trở lại vào năm học tới.

    Vất vả nhất là các bạn SV vừa đi làm thêm vừa đi học. Tiền xăng tăng nên
    chi phí đi lại sẽ đội lên đáng kể. Thanh Mai (Xuân Đỉnh), SV năm cuối đang đi thực tập, nên được bố mẹ cho phép mang xe máy lên Hà Nội sử dụng
    từ đầu năm học. Mỗi tuần có 3 buổi dạy thêm ở đường Láng, quãng đường
    từ nhà trọ của Mai đi bộ ra bến xe buýt cũng mất tới nửa tiếng, thậm chí
    có những hôm về muộn xe buýt không còn hoạt động, nên xe máy là lựa
    chọn tối ưu Sau khi có thông tin về giá xăng tăng lên, Mai đã quyết định đạp xe gần 45 phút để đi dạy thêm, còn xe máy chỉ dành lúc tới côngty - nơi Mai thực tập.

    Mai kể: “Mỗi tháng bố mẹ gửi cho mình 1 triệu đồng,nhưng nếu dùng xe máy đi dạy thêm sẽ phải tốn thêm gần 100.000 đồng/tháng. Thôi thì đành mượn tạm chiếc xe đạp của đứa bạn cùng phòng đi tạm đã”.


    View more latest threads same category:
    Strangerhoahoc
    Strangerhoahoc


    Điểm : 496
    08/07/1992
    Số bài gửi : 308
    Đến từHải Phương-Hải Hậu-Nam Định-Việt Nam

    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá Empty Re: Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá

    Bài gửi by Strangerhoahoc Fri Mar 11, 2011 12:14 pm

    Cuộc sống sinh viên mùa bão giá


    Góp gạo thổi cơm chung, hạn chế đi lại, trả nhà thuê đi
    ăn nhờ ở đậu, cắt giảm "tình phí"... là những cách sinh viên học tại Hà
    Nội áp dụng để đối phó với bão giá.
    > ‘Thắt lưng buộc bụng’ vì bão giá




    Nhặt mớ cải cúc chuẩn bị nấu cơm, Đỗ Văn Dũng (ĐH Giao
    thông Vận tải) kể, trước đây cậu và người bạn ăn riêng, nhưng sau kỳ
    nghỉ Tết, phòng cậu và hai phòng hàng xóm đã góp gạo thổi cơm chung vì
    không thể xoay xở với số tiền ít ỏi.

    "Hai đứa em bình thường tốn 30.000 đồng một ngày với
    thịt, rau, dưa, nhưng giờ số tiền đó chỉ ăn được một bữa. Chung bếp,
    chúng em vừa tiết kiệm được thời gian nấu nướng, vừa đỡ viêm màng túi",
    Dũng nói và cho biết để giảm tiền mua gạo, các bạn trong nhóm thay nhau
    về quê xin bố mẹ trợ giúp.

    "Mỗi bữa nấu khoảng một cân gạo nhưng hôm nào cũng hết
    veo. Có hôm đi học về rồi đi đá bóng, đứa nào cũng đói, ăn hết sạch mà
    nhìn mâm cơm thòm thèm", Dũng tâm sự và cho biết thêm để tiết kiệm nhiên
    liệu, từ bếp gas Dũng và các bạn chuyển sang bếp than, mỗi ngày chỉ mất
    vài nghìn.
    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá Bao_gia_1
    Để tiết kiệm, nhiều sinh viên đã chọn cách rủ nhau nấu ăn chung. Ảnh: Hoàng Thùy.

    Chuyện nhà trọ cũng khiến không ít sinh viên khốn khổ.
    Đang loay hoay với tiền ăn, Nga, Hiền, Hạnh (ĐH Thương mại) lại được bà
    chủ nhà thông báo tăng 200.000 đồng mỗi phòng. Ba cô quyết định tìm một
    bạn nữa ở ghép để chia sẻ tiền nhà. "Phòng đông người đã nảy sinh không
    ít chuyện rắc rối. Mỗi người một tính, phòng thì chật, cứ ai có bạn đến
    thì những người khác phải di tản vì không có chỗ ngồi. Không khí trong
    phòng rất ngột ngạt", Hạnh cho hay.

    Đối với Trịnh Đình Khoa (Cao đẳng Điện lạnh), chuyện
    nhà ở là vấn đề nan giải nhất. Năm trước học Cao đẳng Công nghiệp, Khoa
    thuê nhà ở dưới Nhổn (Từ Liêm). Sau khi chuyển lên học điện lạnh ở Cầu
    Giấy, cậu vẫn kiên trì đi xe bus từ Nhổn lên bởi giá thuê nhà ở đó rẻ.
    Từ hai tháng nay, tiền nhà tăng gấp rưỡi, cậu trả phòng lên Cầu Giấy tìm
    phòng trọ gần trường.

    "Nhưng nhà trọ ở Cầu Giấy khó tìm, giá lại cao, mất cả
    tháng mình vẫn chưa tìm được. Phòng cũ đã lỡ trả, mình đành gửi đồ ở
    nhà người quen rồi xách ba lô đi ở nhờ các bạn cũ, mỗi đứa một tuần",
    Khoa nói.

    Cậu kể, ở nhà nào chủ dễ thì không sao, gặp phải người
    khó tính thì đi về lén lút như tên trộm. Có hôm thấy chủ nhà đến khu
    trọ chơi, nói chuyện rất lâu khiến Khoa trở thành mồi ngon cho lũ muỗi
    trong nhà tắm. Cũng có hôm ở nhờ ký túc xá trên tầng 3, nửa đêm bảo vệ
    đi kiểm tra, Khoa phải ra ban công tụt xuống đất theo đường ống nước.
    Bữa cơm sinh viên "khóc thét" vì bão giá Bao_gia_2
    Thi thoảng những sinh viên này mới dám cải thiện bữa ăn bằng món cá. Ảnh: Hoàng Thùy.

    Bão giá cũng khiến nhiều sinh viên "ly thân" với xe
    máy, chăm chỉ đi xe bus hơn. Học ĐH Kiến Trúc, trọ ở Cầu Giấy, bình
    thường một tuần Hoàng Văn Quân tốn khoảng 70.000 đồng xăng xe. Khi giá
    xăng tăng lên gần 20.000 đồng một lít, Quân đành khóa xe, chuyển sang đi
    xe bus tháng.

    "Một tháng chỉ mất 50.000 đồng cho vé xe bus mà có thể
    đi được mọi tuyến. Nhưng đổi lại, mình phải đi bộ, mất nhiều thời gian
    hơn. Có hôm xe đông quá bỏ tuyến, mình phải đi bộ về lấy xe máy", Quân
    kể. Sau vài lần như thế, Quân đã rủ bạn cùng lớp ở gần nhà đi chung xe,
    tiền xăng "cưa đôi".

    Bên cạnh việc vắt óc suy nghĩ cách tiết kiệm từ ăn, ở,
    đi lại..., các cô cậu cử tương lai còn siết chặt cả khoản "tình phí".
    Bình thường Hoàng Hữu Thuận (ĐH Quốc gia Hà Nội) một tuần đưa bạn gái đi
    chơi, ăn kem, uống nước hai lần. Gần đây, số lần gặp mặt giảm xuống còn
    một lần một tuần, có khi mười ngày mới đến đón bạn gái.

    "Hằng ngày mình nhắn tin hỏi thăm, lấy cớ bận học để
    giãn thời gian đi chơi. Nếu cứ như trước, vừa tốn tiền xăng đi lại, vừa
    tốn tiền ăn uống thì chưa đầy nửa tháng mình đã hết sạch khoản tiền hơn 2
    triệu đồng bố mẹ cho", Thuận bùi ngùi.

      Hôm nay: Fri May 10, 2024 2:22 am